16/02/2020
Visa kinh doanh 188A
Visa diện kinh doanh đổi mới 188A là thị thực tạm trú, nó là một loại visa cho phép người sở hữu thực hiện hoạt động kinh doanh tại Úc.
Visa này yêu cầu bạn đáp ứng các tiêu chuần cụ thể, sau khi bạn đã hoàn thành một số điều kiện nhất định bạn có thể nộp đơn xin visa thường trú diện kinh doanh đổi mới 888A là dạng visa thường trú nhân.
Từ chối Visa doanh nhân 188A/888A
Quy trình xin Visa kinh doanh là một trong những qui trình phức tạp, nó liên quan đến nhiều báo cáo tài chính, báo cáo định giá và báo cáo kiểm toán.
Điều quan trọng cần lưu ý là Visa kinh doanh có thể bị từ chối ở hai cấp độ. Đầu tiên, bạn phải nhận được đề cử của chính phủ tiểu bang hoặc lãnh thổ Úc, họ có thể từ chối đề cử của bạn. Thứ hai, khi bạn đã nhận được đề cử của mình, chính phủ Úc, thông qua Bộ Nội vụ, sẽ xem xét đề cử của bạn và Bộ cũng có thể đưa ra quyết định từ chối cấp visa vào thời điểm này.
Trước khi nộp đơn xin thị thực, chúng tôi luôn kiểm tra các Quy định cập nhật nhất của Bộ và PAM để đảm bảo khách hàng của chúng tôi đáp ứng tất cả các tiêu chí.
Danh sách dưới đây là các vấn đề cụ thể mà khách hàng thường không đáp ứng được các yêu cầu của visa doanh nhân 188A/888A, dẫn đến nguy cơ bị từ chối cao.
1) Tính toán sai điểm của bạn trong thư nguyện vọng (EOI), không đạt hơn 65 điểm.
Ứng viên có thể ghi điểm cao hơn mà không cần tham khảo ý kiến tư vấn chuyên môn. Ví dụ, một số người có visa 188A tự cho rằng trình độ học vấn ở nước ngoài của họ có thể mang lại cho họ thêm điểm. Tuy nhiên, bằng cấp của họ có thể không đáp ứng các yêu cầu của khung trình độ Úc (AQF) do đó thực tế họ không được thêm điểm.
2) Bạn có tiền sử phá sản, nhưng không giải thích trong đơn của bạn
Nếu người nộp đơn đã từng bị phá sản hoặc tham gia vào một công việc kinh doanh hoặc đầu tư thất bại, bạn phải khai trong đơn của mình. Ngoài ra, việc không tiết lộ thông tin phá sản có thể chứng tỏ rằng bạn không phải là người thích hợp cho việc xin thường trú dân Úc dưới cái nhìn của Bộ di trú.
3) Công việc kinh doanh thua lỗ, bạn không đưa ra lời giải thích
Nếu công việc kinh doanh của bạn bị thua lỗ, bạn sẽ cần chỉ ra lý do vì sao thua lỗ và khả năng doanh nghiệp thành công trong dài hạn.
4) Doanh thu dưới 500.000 AUD
Yêu cầu tối thiểu đối với visa 188A là người nộp đơn phải có quyền sở hữu trong hoạt động kinh doanh chính với doanh thu hàng năm ít nhất 500.000 AUD trong 2 năm tài chính.
5) Doanh thu trong Báo cáo kiểm toán không được hỗ trợ bởi bằng chứng đóng thuế
Để có được đảm bảo mức độ tin cậy của bằng chứng năng lực của doanh nghiệp, Bộ sẽ luôn tính đến yếu tố liệu doanh thu báo cáo có được xác thực bằng các chứng từ thuế tương ứng hay không.
6) Quyền sở hữu của doanh nghiệp không đủ 2 năm tài chính trước đó
Bạn phải là chủ sở hữu của doanh nghiệp trong ít nhất 2 năm tài chính, không phải năm dương lịch ( lưu ý: năm tài chính ở Úc là từ 01.07 năm này qua 30.06 năm sau).
7) Bạn không tham gia vào việc quản lý hàng ngày
Bạn phải thường xuyên thực hiện trách nhiệm của mình trong doanh nghiệp, chẳng hạn như trách nhiệm đối với nhân viên và trách nhiệm trong các khoản chi tiêu hàng ngày của doanh nghiệp.
8) Quyền sở hữu không được đăng ký đúng cách
Cần có các tài liệu hỗ trợ chính thức như giấy đăng ký công ty, Sổ đăng ký cổ phiếu, Sổ đăng ký tên doanh nghiệp.
9) Tài sản cá nhân và doanh nghiệp dưới 800.000 AUD
Điều này thường xảy ra khi một tài sản được liệt kê trong tờ khai của bạn nhưng Bộ lại không đồng ý nếu tài sản này không được định giá đúng. Bạn phải được cơ quan có thẩm quyền đánh giá tài sản cá nhân của mình thì mới được chấp nhận.
10) Bạn không thể giải thích nguồn tiền
Khi đánh giá quyền sở hữu và nguồn tiền, các viên chức có thể thắc mắc và quan tâm đến việc liệu tài sản của người nộp đơn có hợp pháp không? Người nộp đơn phải giải thích và chứng minh bằng chứng liên quan, chẳng hạn như tài liệu tài chính lịch sử và hồ sơ về việc định giá, mua lại và xử lý tài sản.
11) Sử dụng tỷ giá hối đoái sai
Điều cần thiết là phải liên tục kiểm tra tỷ giá hối đoái cập nhật. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đáng kể đến tổng tài sản cá nhân hoặc quyền sở hữu của bạn để đáp ứng các yêu cầu tối thiểu.
12) Khi tính toán tài sản, không sử dụng số dư cùng ngày. Tính hai lần cùng một tài sản.
Tài sản ròng được tính vào 3 thời điểm: 2 vào cuối mỗi năm tài chính, lần còn lại vào thời điểm dưới 3 tháng trước khi nộp đơn.
13) Khai tài sản nhưng không cung cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
Người nộp đơn phải chứng minh đủ bằng chứng (giấy chứng nhận quyền sở hữu) trước khi khai giá trị của một tài sản.
Bạn cần trợ giúp về hồ sơ xin visa Úc?
Tại NAVIA, chúng tôi có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề liên quan đến hồ sơ xin thị thực đầu tư kinh doanh ở Úc.
Để đặt một tư vấn hãy nhấn vào kết nối dưới đây để đặt hẹn, NAVIA miễn phí tư vấn lần đầu trong khoảng thời gian từ nay đến 31/12/2020.
Contact usShare:
Visa diện kinh doanh đổi mới 188A là thị thực tạm trú, nó là một loại visa cho phép người sở hữu thực hiện hoạt động kinh doanh tại Úc.